Kinh nghiệm hay

Cách nấu lẩu dê đơn giản mà vẫn thơm ngon, đậm vị

lazy

Nếu đã quá nhàm chán với các món lẩu quen thuộc, bạn hãy thử ngay món lẩu dê lạ miệng nhé. Lẩu dê không phổ biến nhiều do mọi người còn e ngại mùi hôi của thịt dê. Nhưng Chỉ cần biết cách xử lí thịt dê để khử bớt mùi hôi, bạn cũng có thể nấu 1 nồi lẩu dê thơm ngon ngay tại nhà để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. hãy cùng vào bếp thôi nào!

Món lẩu dê chuẩn bị đơn giản tại nhà

Món lẩu dê chuẩn bị đơn giản tại nhà

1. Hướng dẫn cách nấu lẩu dê đơn giản ngay tại nhà

1.1 Nguyên liệu

  • Nguyên liệu nấu nước lẩu: kg xương dê (chọn loại nhiều tủy, tủy còn rớm máu), 1kg thịt dê tươi, 250gr củ sen, 3 – 5 tai mộc nhĩ. Gia vị: ngũ vị hương, muối, đường, rượu trắng, gừng, hành tím, tỏi, hành tây, sả, hạt nêm, 1 gói thuốc bắc (bao gồm đinh hồi, quế, táo đỏ, vỏ quýt, nhân sâm, kỳ tử…) mua tại các cửa hàng đồ khô, hiệu thuốc.
  • Rau ăn kèm: 4 miếng đậu hũ non cắt thành từng miếng vuông nhỏ, Rau ăn lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ, 1 củ khoai môn, 500gr bún tươi, bún khô hoặc mì tùy ý.
  • Nước chấm thịt dê: ngon nhất khi chấm cùng chao, nếu không có chao bạn có thể dùng nước chấm mắm gừng cũng rất ngon

    Nguyên liệu nấu lẩu dê

    Nguyên liệu nấu lẩu dê

1.2 Sơ chế nguyên liệu

  • Các nguyên liệu ăn lẩu:

+ Củ sen tươi mua về rửa sạch, cắt lát có độ dày chừng 0,5cm

+ Khoai môn gọt vỏ và rửa thật sạch với nước muối pha loãng. Cắt từng khúc nhỏ vừa miệng ăn.

+ Tía tô nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ

+ Mộc nhỏ ngâm nước, rửa sạch, cắt chân và cắt nhỏ

+ Rau dùng với nước lẩu cũng nhặt và rửa sạch để ráo nước, đến khi ăn đem ra dùng cùng bún hoặc bánh mì.

+ Hành tím, tỏi, lột vỏ và băm nhuyễn.

+ Gừng cạo vỏ, đập dập

+ Hành tây lột vỏ, cắt thành múi cau

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

+ Sả cắt thành từng khúc và đập dập để khi nấu nước dùng được thơm, món lẩu dê cũng được đậm đà hơn.

  • Sơ chế xương và thịt dê: bạn dùng dụng cụ khò hoặc đem thui trên bếp phần da của dê. Tiếp theo cho thịt và xương dê rửa qua nhiều lần với nước muối và rượu trắng pha loãng để khử bớt mùi hôi. Bạn cũng có thể dùng gừng đập dập và rượu trắng để rửa thịt dê, khử mùi hôi.
  • Thịt dê thái miếng nhỏ vừa ăn và tiến hành ướp thịt với  gừng tỏi đã băm nhuyễn, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm cùng ½ muỗng canh ngũ vị hương, 1 thài canh dầu ăn. Thêm chừng 1 muỗng canh rượu nữa là được. Ướp trong 1 tiếng để từng miếng thịt dê đều thấm gia vị

    Sơ chế thịt dê để khử mùi hôi

    Sơ chế thịt dê để khử mùi hôi

1.3 Nấu nước lẩu

Phần xương dê cho vào nồi nước cùng 1 – 2 cây sả đập dập để chần. Khi thịt vừa chín thì vớt ra và rửa sạch lại với nước.

Cho xương dê đã chần vào nồi cùng 1,5l nước sạch. Thêm hành tây đã bổ múi cau cùng vài củ sả đã đập dập, rồi đun thật to lửa. Khi thấy nồi nước xương sôi, bạn vớt bọt để nước xương thơm ngon hơn. Vặn lửa nhỏ nhất và tiếp tục đun. Sau khoảng 30 phút bạn cho thêm nước dừa tươi vào nồi và tiếp tục ninh (nếu không có nước dừa thì dùng nước lọc cũng được). Ninh càng lâu thì vị ngọt của xương ra càng nhiều, nước lẩu sẽ càng ngon.

Ninh xương làm nước lẩu dê ngọt thanh

Ninh xương làm nước lẩu dê ngọt thanh

Được chừng 1 tiếng rưỡi thì bạn cho gói thuốc bắc vào ninh cùng. Đợi tới khi nồi nước sôi trở lại thì cho thêm củ sen và khoai môn. Khi thấy khoai môn và củ sen đã mềm thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là được.

1.4 Thành phẩm và thưởng thức

Cho phần nước dùng ra nồi lẩu, bày rau và đồ ăn kèm lên bàn và cùng nhau xì xụp thôi

Thưởng thức nồi lẩu dê thơm ngon không kém ngoài hàng

Thưởng thức nồi lẩu dê thơm ngon không kém ngoài hàng

Nước chấm bạn có thể dùng 2 thìa chao pha sẵn, pha thêm ½ thìa canh đường vfa 1 thìa sả băm, nêm gia vị phù hợp với khẩu vị gia đình.

2. Cách làm sạch thịt dê khử bớt mùi hôi, ướp thịt dê ăn lẩu

  • Lưu ý khi chọn mua thịt dê, xương dê: Đối với món lẩu dê bạn nên chọn phần đùi dê vừa có thịt vừa có xương sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn. Thịt dê ngon là thịt dê tơ, còn tươi, có lớp da mỏng, thịt toàn nạc và không dày. Màu sắc sáng bóng có màu đỏ, thớ thịt đều và chắc tay, khi sờ vào cảm nhận được thịt đàn hồi, đặc biệt là hoàn toàn không dính tay.

    Chọn thịt dê có cả xương, tươi ngon, đảm bảo

    Chọn thịt dê có cả xương, tươi ngon, đảm bảo

  • Sau khi chọn mua được thịt dê tươi ngon, bạn phải xử lí thịt thật sạch sẽ để khử bớt mùi hôi, có 2 cách đơn giản để khử mùi hôi của thịt dê với nguyên liệu sẵn có trong bếp của bạn
  •  Cách 1: Dùng hai củ gừng, cạo vỏ và giã nhuyễn. Sau đó bóp kỹ cùng với 70ml rượu trắng để tạo thành hỗn hợp rượu gừng rồi chà xát lên thịt dê rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cách 2: Cho 15ml giấm gạo hòa tan với 1 lít nước sạch, đun sôi trên bếp. Nước sôi thì cho thịt dê vào luộc đến khi nước sôi lần nữa thì vớt ra và rửa sạch lại.
  • Khi ướp thịt dê: ngoài các gia vị cơ bản như mắm, muối, hạt nêm, bạn cho thêm gừng, 1 thìa dầu ăn và bí quyết là 1 thìa rượu trắng để thịt dê được mềm và khi ăn không còn mùi hôi

3. Lưu ý khi ăn và chế biến thịt dê

  • Thịt dê không chỉ mang đến hương vị thơm ngon và bổ dưỡng mà còn có những lợi ích đặc biệt trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt là trong mùa lạnh. Theo Đông y, thịt dê được coi là một nguồn thực phẩm quý giá, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
  • Không chỉ an toàn mà còn có tác dụng tăng cường năng lượng, bổ sung máu, và hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp, giúp cung cấp dưỡng chất cho những người gặp vấn đề về cân nặng. Việc tiêu thụ khoảng 30-40g thịt dê mỗi ngày được xem là một phương pháp hiệu quả để đối phó với tình trạng gầy yếu, đau lưng, kém sinh lực, huyết khí suy giảm, hay tình trạng mồ hôi nhiều. Đặc biệt, đối với phụ nữ gầy yếu và thiếu sữa sau khi sinh, thịt dê càng trở nên quan trọng và có lợi.
  • Thịt dê còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự lưu thông máu, làm tăng nhiệt độ cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thông qua việc tăng cường enzym. Được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, thịt dê có thể hỗ trợ trong quá trình chữa trị nhiều bệnh lý gây suy giảm sức khỏe như lao, viêm phế quản, và hen suyễn

    Lưu ý khi ăn thịt dê

    Lưu ý khi ăn thịt dê

  • Những thực phẩm kiêng kị với thịt dê: dấm, dưa hấu, nước trà xanh, bí đỏ…những thực phẩm này khi kết hợp với thịt dê gây ra chứng khó tiêu, các vấn đề về đường tiêu hóa…
  • Khi nấu thịt dê cần lưu ý
  • Không nấu trong nồi bằng đồng
  • Những những người bị nóng trong, nhiệt độ cơ thể thấp cũng không nên ăn thịt dê
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn thịt dê, lẩu dê.
  • Ăn quá nhiều và liên tục cũng sẽ không tốt cho sức khỏe

Cách nấu lẩu dê không hề quá khó, quá phức tạp, chỉ cần bạn biết cách làm sạch thịt dê để giảm bớt mùi hôi và chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu là đã có 1 nối lẩu dê thơm ngon không kém gì ngoài quán đâu. Hãy cùng bắt tay vào bếp để tự mình chuẩn bị 1 nồi lẩu nóng hổi cho gia đình nào. Chúc bạn thành công với món lẩu dê và có những phút giây quây quần cùng người thân nhé!

Xem thêm:   Cách nấu lẩu thái chua cay đơn giản, thơm ngon ngay tại nhà
author-avatar

Giới thiệu về Hạnh Đỗ

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *