Lẩu mắm là 1 món ăn quen thuộc và đặc trưng của miền Nam Bộ mà bạn nhất định phải thử 1 lần. Lẩu mắm hấp dẫn bởi nước lèo mắm chưng. Nước lèo này thường được nấu từ mắm cá sặc, cá linh hoặc cá trèn, sau đó thêm vào các loại gia vị để làm dịu đi mùi mắm đặc trưng. Các nguyên liệu được kết hợp hài hòa từ hương vị đến màu sắc sẽ chinh phục vị giác của bạn ngay lần thử đầu tiên đấy. Hãy cũng vào bếp cùng Bear nấu 1 nồi lẩu mắm thơm ngon, chuẩn vị thôi nào!
1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g mắm cá linh,100 g mắm cá sặc.
- Hải sản gồm: tôm, mực, cá ba sa (hoặc cá lóc).
- Thịt lợn; thịt ba chỉ, thịt heo quay.
- Nước dừa tươi.
- Cà tím, dứa, đậu bắp.
- Hành, tỏi, xả, ớt sừng.
- Rau ăn kèm: rau muống, bắp chuối bào, bông bí, bông điên điển, bông so đũa, rau nhút, rau đắng, bạc hà, cọng bông súng.
- Bún tươi.
- Gia vị: đường phèn, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm.
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Các loại rau ăn kèm nhặt rửa sạch. có 1 số loại rau khó tìm hoặc không có ở miền Bắc thì bạn có thể tùy chọn loại rau ăn kèm. Ngâm rau vào nước muối rồi vớt ra để ráo.
- Cà tím, đậu bắp rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Cà tím cắt ngâm vào nước muối loãng để không bị thâm.
- Hành, tỏi, xả băm nhỏ.
- Hải sản: Tôm làm sạch đầu, rút chỉ lưng. Cá basa cắt khúc. Mực làm sạch rồi cắt khoanh tròn, có thể khứa các đường xen kẽ để cắt cho đẹp mắt.
- Thịt ba chỉ cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước dùng từ mắm cá
- Trần sơ hải sản: Đun sôi 1 L nước rồi cho tôm, mực vào trần sơ, sau đó cho ra ngâm vào nước lạnh để giữ được độ giòn.
- Nấu nước dùng: Cho 500ml nước vào nồi nấu sôi, cho mắm cá linh và mắm cá sặc vào khuấy cho tan. Nấu sôi khoảng 5 phút để mắm ra hết nước và lắng xuống phần xương cá. Sau đó đổ nước lọc qua rây để loại bỏ xương.
Bước 3: Nấu nước lẩu
Phi thơm hành, tỏi, sả băm cho thơm rồi cho thịt ba chỉ vào xào cho xém cạnh.Nếu muốn tạo màu có thể dùng dầu màu điều, không có thì dùng dầu ăn thông thường. Sau đó cho thêm nước dùng từ mắm cá sau khi lọc, thêm nước dừa. Thêm vào nồi nước lẩu sả đập dập và vài lát dứa. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn với 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm. Lưu ý khi nấu nước lẩu nhớ vớt bọt để nước lẩu được trong.
Bước 4; Trình bày và thưởng thức
Cho nước lẩu ra nồi lẩu, thêm cà tím, đậu bắp vào. Bạn nên cho cá basa (hoặc cá lóc), tôm, mực, thịt ơn quay vào nước lẩu trước cho ngấm. Các loại rau ăn kèm bày ra đĩa, khi ăn nhúng lần lượt các loại rau và ăn cùng bún tươi.
Vị đậm đà, hương thơm đặc trưng của mắm cá sẽ làm bạn siêu lòng ngay miếng đầu tiên đấy.
Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu để có nồi lẩu mắm ngon
- Mắm cá có rất nhiều loại, nhưng phổ biến hơn cả là mắm cá linh và mắm cá sặc. Mắm cá linh tạo độ béo và mắm cá sặc lại có mùi thơm, khi kết hợp hai loại mắm này món lẩu sẽ thơm ngon, chuẩn vị. Hãy nhớ chọn mắm cá con nhỏ, không tẩm màu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhé. Mắm cá hiện nay được bày bán nhiều, ở trong các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm, ở đâu thì bạn cũng có thế thưởng thức được món lẩu mắm miền Tây được. Nhớ chọn địa chỉ uy tín để mua được mắm cá chuẩn vị và an toàn.
- Khi nấu lẩu, nước dừa tươi làm cho nước lẩu ngọt thanh và thơm hơn, bạn cũng có thể thay thế bằng nước ninh xương để nước lẩu có độ béo.
- Đồ ăn kèm có thể đa dạng, có thể dùng cá lóc, cá diêu hồng….Hải sản thì nên chọn mua hải sản tươi càng tốt, còn không có điều kiện hãy chọn mua ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, điều kiện bảo quản tốt để hải sản được ngon nhất.
- Rau ăn kèm khi ăn lẩu mắm đặc trưng ở miền Tây gồm bông điên điển, hoa súng, rau nhút, rau đắng… Tuy nhiên 1 số loại rau chỉ có miền Tây mới có, nên bạn có thể linh hoạt lựa chọn rau theo điều kiện và sở thích nhé.
Trên đây, Bear đã chia sẻ cho bạn cách nấu lẩu mắm chuẩn vị miền Tây. Tuy có nhiều nguyên liệu cần chuẩn bị, nhưng cũng dễ tìm mua,cách làm cũng không quá phức tạp. Bạn hãy trổ tài để mọi người cũng thưởng thức 1 món đặc sản miền Tây sông nước nhé!
Tham khảo nhiều món lẩu và các mẫu nồi lẩu của Bear tại: https://bearstore.vn/