Kinh nghiệm hay

Cách làm bánh ăn dặm cho bé với công thức chuẩn, bé mê tít

lazy

Ngoài bột ăn dặm, sữa thì nhiều bậc phụ huynh chọn bánh ăn dặm để cho bé sử dụng hàng ngày. Với sản phẩm này sẽ giúp bé kích thích vị giác và có hứng thú hơn với việc ăn uống. Bạn có thể làm bánh ngay tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu. Hãy cùng thực hiện cách làm bánh ăn dặm cho bé với công thức chuẩn an toàn mà Bear Store đã tổng hợp chi tiết dưới bài viết.

1. Thời điểm thích hợp nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm

Nhận biết được thời điểm vàng cho bé ăn dặm sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ làm quen với thực phẩm dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng về chăm sóc sức khỏe, bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Bạn hãy chú ý một số dấu hiệu để nhận biết đã đến thời điểm ăn dặm chưa nhé. Cụ thể:

  • Bé đòi ăn thực phẩm.
  • Răng lợi ngứa, bé hay cho tay vào mồm ngậm.
  • Bé cho bất cứ thứ gì vào mồm để gặm nhấm, lúc này bạn cần chú ý để tránh trẻ bị hóc nhé.
  • Bé thích thú, cố gắng đưa đồ ăn vào miệng, ngậm và nhai.

Khi thấy bé có những dấu hiệu trên thì đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng bắt đầu để ăn dặm.

Cho bé ăn bánh ăn dặm khi 6 tháng tuổi

Cho bé ăn bánh ăn dặm khi 6 tháng tuổi

2. Những lợi ích thiết thực khi cho bé sử dụng bánh ăn dặm

Khi cho bé dùng bánh ăn dặm sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như sau:

2.1. Giúp bé tập nhai, phát triển cơ hàm tốt hơn

Bánh ăn dặm có đặc tính không quá khô, dễ tan trong nước nên khi cho bé ăn bạn sẽ không phải lo sợ bé bị nghẹn, bị hóc. Việc cho bé ăn bánh sẽ là cách để giúp bé tập nhai hiệu quả, an toàn và giúp phát triển cơ hàm hoạt động linh hoạt hơn.

Cho bé ăn bánh ăn dặm giúp phát triển vị giác, tính tự lập,...

Cho bé ăn bánh ăn dặm giúp phát triển vị giác, tính tự lập,…

2.2. Giúp kích thích vị giác

Khi làm bánh cho bé ăn dặm bạn có thể tùy hứng chế biến thực phẩm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Bánh được chế biến từ nhiều nguồn hương vị, thực phẩm khác nhau sẽ giúp bé tập làm quen với thực phẩm và giúp bé kích thích được vị giác phát triển. Ngoài ra, bánh được chế biến theo nhiều hình dạng ngộ nghĩnh, đáng yêu khác nhau sẽ giúp tạo tính tò mò và tạo cảm giác phấn khích hơn trong mỗi bữa ăn.

Xem thêm:   Bỏ túi 5 bí kíp nấu món cháo gà siêu ngon cho bé

2.3. Rèn luyện tính tự lập cho bé

Tập ăn cần phải đòi hỏi quá trình lâu dài và kiên nhẫn, vì vậy bạn phải chọn đúng phương pháp thì mới có thể giúp quá trình ăn dặm của bé tốt hơn. Làm bánh ăn dặm cho bé sẽ giúp trẻ học được tính tự lập trong ăn uống. Bé có thể tự cầm nắm dễ dàng theo bản năng của mình. Do đó trước mỗi bữa ăn, bạn hãy vệ sinh đôi tay của bé sạch sẽ để bé có thể thoải mái tự chủ động trong việc ăn uống.

2.4. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé hấp thụ dễ dàng

Khi học cách làm bánh ăn dặm cho bé, bạn có thể chọn những loại thực phẩm tốt nhất, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng an toàn cho sức khỏe của bé. Những dưỡng chất có trong bánh ăn dặm sẽ giúp bé hấp thụ dễ dàng hơn để bé yêu luôn khỏe mạnh.

3. Hướng dẫn cách làm bánh ăn dặm cho bé ngon từ sữa công thức

Có rất nhiều cách làm bánh ăn dặm cho bé ngon từ sữa công thức, bạn có thể tham khảo ngay. Cụ thể:

3.1. Bánh flan sữa công thức

Để làm bánh flan từ sữa công thức bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm: 60ml sữa công thức, 1 quả trứng gà, nồi hấp, hũ thủy tinh, rây lọc,… Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu bạn hãy bắt tay vào làm với các bước như sau:

  • Bước 1: Tách lấy lòng đỏ trứng gà và lòng trắng để riêng, sau đó dùng muỗng đánh tan lòng đỏ trứng.
  • Bước 2: Đun 60ml sữa công thức ở lửa nhỏ để khi sôi lăn tăn và tắt bếp.
  • Bước 3: Đổ từ từ sữa vào lòng đỏ trứng và tiếp tục khuấy đều nhẹ tay, tránh tạo bọt để bánh được mịn.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp sữa + lòng đỏ trứng qua rây cho mịn. Sau đó đổ hỗn hợp vào hũ thủy tinh và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 5: Trong quá trình hấp dùng tâm đâm vào bánh để kiểm tra bánh chín hay chưa. Bánh chín là khi tăm sạch không còn dính phần sữa trứng nữa.
  • Bước 6: Bánh chín lấy ra cho bé ăn, phần còn lại đậy nắp hũ kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày.
Bánh flan ăn dặm cho bé làm từ sữa công thức

Bánh flan ăn dặm cho bé làm từ sữa công thức

3.2. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh táo yến mạch

Nguyên liệu: 

  • Sữa công thức 80ml
  • Yến mạch 20 gram
  • Táo 1/3 quả
  • Phomai lạt 1 lát
  • Dụng cụ hỗ trợ gồm máy xay, nồi hấp, bát, màng bọc thực phẩm,…
Xem thêm:   Ăn dặm tự chỉ huy: Những điều mẹ không thể bỏ qua khi thực hiện

Cách làm: 

  • Bước 1: Táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ hạt và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Cho táo, yến mạch, sữa và phô mai vào xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát và dùng màng bọc thực phẩm bọc lại cho kín.
  • Bước 4: Đem bát hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút là chín và lấy cho bé ăn.
Bánh táo yến mạch

Bánh táo yến mạch

3.3. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh chuối yến mạch nướng

Nguyên liệu: 

  • Sữa công thức 80ml.
  • Chuối chín 3 quả.
  • Yến mạch 6 muỗng canh.
  • Trứng gà 2 quả.
  • Dầu mè.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh gồm máy xay, nồi chiên không dầu (hoặc chảo chống dính), bát,…

Cách làm:

  • Bước 1: Cho phần yến mạch, chuối bóc vỏ cho vào máy xay nhuyễn và đổ ra bát.
  • Bước 2: Tách lấy phần lòng đỏ trứng gà cho vào hỗn hợp chuối + yến mạch trộn đều lên.
  • Bước 3: Cho thêm sữa, dầu mè vào hỗn hợp trên, đánh đều và để khoảng 10 phút cho các nguyên liệu ngấm vào nhau.
  • Bước 4: Cho nguyên liệu vào nồi chiên không dầu nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 – 20 phút.
  • Bước 5: Bánh chín lấy ra cho bé ăn, phần không hết bỏ vào hũ thủy tinh đậy nắp kín bảo quản dần.
Bánh chuối yến mạch nướng

Bánh chuối yến mạch nướng

3.4. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh sữa gạo phomai

Nguyên liệu: 

  • Sữa công thức 180ml.
  • Gạo 2 muỗng cà phê.
  • Phomai lạt 1 miếng.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh bao gồm máy xay, nồi hấp, rây,…

Cách làm: 

  • Bước 1: Gạo đem đi vo sạch và cho vào nồi nấu với 80ml nước đến khi cạn là được.
  • Bước 2: Cho sữa công thức, phô mai vào phần gạo đã nấu chín, trộn đều và đem xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp lọc qua rây cho mịn.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh và đem hấp cách thủy trong khoảng 20 – 25 phút với lửa nhỏ đến khi chín thì tắt bếp.
Món ngon với bánh gạo sữa phô mai từ sữa công thức

Món ngon với bánh gạo sữa phô mai từ sữa công thức

4. Hướng dẫn cách làm bánh ăn dặm cho bé ngon với bột mì

Ngoài cách làm bánh ăn dặm cho bé với sữa công thức, bạn có thể thử ngay với bột mì. Cụ thể như sau:

4.1. Bánh bông lan sữa chua

Nguyên liệu: 

  • Bột mì 30 gram.
  • Trứng gà 2 quả.
  • Sữa chua không đường 1/2 hộp.
  • Bột bắp 1 muỗng canh.
  • Bột nở 1/4 muỗng canh.
  • Dầu oliu 1/2 muỗng canh.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh gồm nồi hấp (hoặc lò nướng), rây, bát,…

Cách làm: 

  • Bước 1: Tách lấy phần lòng đỏ trứng gà rồi đánh tan với sữa chua không đường và dầu ăn.
  • Bước 2: Cho bột nở và bột mì trộn đều với nhau trong 1 cái bát.
  • Bước 3: Rây lần lượt bột mì, bột nở, bột bắp vào hỗn hợp lòng đỏ trứng, sữa chua không đường. Tất cả trộn đều lên và cho nguyên liệu vào khuôn.
  • Bước 4: Hấp bánh trong khoảng 20 -25 phút hoặc đem nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong 30 phút là được.
Bánh bông lan sữa chua

Bánh bông lan sữa chua

4.2. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • Bột mì 5 muỗng canh.
  • Trứng gà 1 quả.
  • Dầu oliu.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh gồm chảo không dính, rây, bát,…
Xem thêm:   Cách nấu cháo rây cho bé 5, 6 tháng tập ăn dặm đơn giản

Cách làm:

  • Bước 1: Tách lấy riêng phần lòng đỏ trứng gà, đánh đều lên.
  • Bước 2: Bột mì đem rây mịn và cho vào lòng đỏ trứng với một ít nước lọc đánh đều đến khi hỗn hợp sệt lại.
  • Bước 3: Cho chảo lên bếp, phết dầu oliu vào chảo và múc từng muỗng bột nhỏ cho vào chảo. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt là được.
Bánh ăn dặm lòng đỏ trứng gà

Bánh ăn dặm lòng đỏ trứng gà

4.3. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh bí đỏ khoai lang

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ 100 gram.
  • Khoai lang 100 gram .
  • Bột mì 100 gram.
  • Bột bắp 40 gram.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh gồm nồi hấp, máy xay, bát, chảo,…

Cách làm:

  • Bước 1: Bí đỏ, khoai lang gọt bỏ vỏ, đam rửa sạch với nước và cắt thành từng miếng nhỏ. Đối với khoai lang cắt xong phải ngâm với nước muối loãng để khoai không bị thâm đen và giúp làm bớt nhựa chát.
  • Bước 2: Cho bí đỏ và khoai lang đem đi hấp đến khi chín mềm là được.
  • Bước 3: Cho lần lượt khoai lang và bí đỏ xay nhuyễn để riêng.
  • Bước 4: Pha 50g bột mì, 20g bột bắp với 30ml nước lọc và bí đỏ trộn đều để riêng. Đối với khoai lang bạn trộn 70ml với phần bột còn lại và để riêng.
  • Bước 5: Cho lần lượt hỗn hợp bột bí đỏ và khoai lang vào khuôn cho đẹp mắt.
  • Bước 6: Đem hấp bánh trong 20 – 30 phút đến khi bánh chín là được.
Bánh ăn dặm cho bé bí đỏ khoai lang đẹp mắt, hấp dẫn

Bánh ăn dặm cho bé bí đỏ khoai lang đẹp mắt, hấp dẫn

4.4. Cách làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh hạnh nhân phomai

Nguyên liệu:

  • Hạnh nhân 15 hạt.
  • Trứng gà 2 quả.
  • Phomai 2 viên.
  • Bột mì 2 muỗng canh.
  • Dầu oliu.
  • Dụng cụ hỗ trợ làm bánh bao gồm nồi chiên không dầu (hoặc chảo không dính), máy xay, bát, khuôn tạo hình,…

Cách làm:

  • Bước 1: Tách lấy riêng phần lòng đỏ trứng gà.
  • Bước 2: Hạt hạnh nhân ngâm qua đêm rồi bỏ vỏ đem đun với nước cho chín mềm và đem xay nhuyễn.
  • Bước 3: Trộn bột mì, hạnh nhân xay nhuyễn, lòng đỏ trứng gà, phô mai cho thật đều. Sau đó cho hỗn hợp vào khuôn tạo hình theo ý thích,
  • Bước 4: Quét một ít dầu oliu lên mặt bánh và cho vào nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 150 độ C trong 15 – 20 phút là bánh chín.
Cách làm bánh cho bé ăn dặm ngon với món bánh hạnh nhân phô mai

Cách làm bánh cho bé ăn dặm ngon với món bánh hạnh nhân phô mai

Với các cách làm bánh ăn dặm cho bé mà Bear Store tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị được bữa ăn ngon trọn vẹn, an toàn nhất. Bạn hãy bắt tay trổ tài ngay để bé yêu luôn có cảm giác thích thú với bữa ăn mà bạn dày công chuẩn bị nhé.

author-avatar

Giới thiệu về Hạnh Đỗ

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *