Kinh nghiệm hay

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng: Vai trò và quy tắc chuẩn bị

lazy

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng là nguồn thức ăn quan trọng mẹ nên chuẩn bị. Sữa công thức/sữa mẹ vẫn là nhóm thực phẩm chính bé cần ăn hàng ngày, tuy nhiên trẻ cần làm quen với món ăn dặm để thể chất phát triển toàn diện. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ “mách” bạn cách chuẩn bị thực đơn ăn dặm lành mạnh, giúp bé dễ tăng cân nhất. Bạn hãy tham khảo và áp dụng cho bé con của mình nhé.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

1. Vai trò nổi bật của thực đơn ăn dặm đối với bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm chuẩn bị đúng cách sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện của bé 6 tháng. Trẻ còn được làm quen với nhiều món ăn khác ngoài sữa công thức và sữa mẹ. Ăn dặm cũng giúp bé tăng cân ổn định, cứng cáp hơn nhờ vào nguồn dưỡng chất, năng lượng dồi dào có trong món ăn.

Vai trò nổi bật của thực đơn ăn dặm đối với bé 6 tháng 

Thực đơn ăn dặm sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi phát triển đủ đầy

2. Quy tắc chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

Giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn khá “non nớt” do đó mẹ nên chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ dựa theo một số quy tắc nhất định. Những quy tắc này sẽ bảo vệ quá trình phát triển toàn diện của trẻ, giúp bé tăng cân tốt hơn… trong quá trình ăn dặm, cụ thể:

  • Đồ ăn dặm có đủ 4 chất cần thiết với cơ thể (chất bột đường, chất béo, chất đạm và vitamin + khoáng chất).
  • Chế biến đồ ăn dặm dạng lỏng để bé làm quen, không gây áp lực đến dạ dày, sau đó mới từ từ chuyển qua đồ đặc.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên nấu 1-2 bữa ăn dặm/ngày.
  • Bữa phụ mẹ nên cho trẻ ăn kèm trái cây và sữa chua.
  • Đồ ăn dặm thời gian đầu nên có vị ngọt, sau đó mới chuyển dần dần sang vị mặn.
  • Mẹ không nên cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của trẻ.

Quy tắc chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

Chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ nên lưu ý một số vấn đề

3. Dấu hiệu trẻ 6 tháng sẵn sàng ăn dặm

Ăn dặm là bước khởi đầu quan trọng mẹ cần thực hiện cho bé 6 tháng, tuy nhiên trẻ chỉ được ăn dặm nếu đã xuất hiện những biểu hiện cụ thể. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại, bạn hãy ghi nhớ để quan sát con em mình nhé:

  • Trẻ có tư thế ngồi thẳng, tự ngồi cứng cáp, không cần sự giúp đỡ của mẹ.
  • Bé thích thú đưa đồ chơi, đồ vật lên miệng gặm cắn.
  • Bé tỏ ra thích thú khi nhìn thấy các thành viên gia đình ăn uống.

4. Bật mí thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến nhất

Vai trò to lớn của việc ăn dặm đối với bé 6 tháng tuổi là điều quá hiển nhiên. Hiện nay nhiều mẹ bỉm sữa truyền tay nhau thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng vừa dễ nấu lại vừa bổ dưỡng. Bạn có thể thực hiện theo từng ngày hoặc tráo đổi các ngày với nhau để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon và dễ tăng cân hơn. Cụ thể:

  • Ngày 1: Cháo trắng nấu cùng đậu cove bằm nhuyễn.
  • Ngày 2: Cháo trắng nấu kèm cà rốt và ngô ngọt.
  • Ngày 3: Chuối nghiền nhuyễn cùng với sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 4: Cháo gạo lứt nấu cùng khoai lang tím.
  • Ngày 5: Khoai tây hấp, nghiền nhuyễn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 6: Cháo ăn dặm nấu kèm lòng đỏ trứng gà.
  • Ngày 7: Súp rau củ (sữa, dưa hấu, rau mùi, cần tây, giá đỗ).
  • Ngày 8: Canh củ cải hầm nhừ nấu cùng táo gai.
  • Ngày 9: Nấu sốt khoai tây kèm theo gan gà và gạo tẻ.
  • Ngày 10: Cháo trắng nấu cùng đậu cove, đậu hà làn và đậu nành.
  • Ngày 11: Nấu cháo ăn dặm cùng hạt sen.
  • Ngày 12: Quả bơ chín nghiền nhuyễn trộn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 13: Cháo ăn dặm cùng bí đỏ.
  • Ngày 14: Cháo trắng nấu với cà rốt cùng khoai mỡ.
  • Ngày 15: Bột gạo sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 16: Bột bí xanh.
  • Ngày 17: Bột su su.
  • Ngày 18: Đu đủ nghiền sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 19: Bột cà chua.
  • Ngày 20: Bột bí đỏ trộn cùng với yến mạch nấu chín, nghiền nhuyễn.
  • Ngày 21: Cháo trắng nấu cùng với bí xanh.
  • Ngày 22: Táo hấp chín nghiền nhuyễn cùng sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Ngày 23: Bột rau mồng tơi.
  • Ngày 24: Bột măng tây.
  • Ngày 25: Bột khoai lang.
  • Ngày 26: Bột đậu đen.
  • Ngày 27: Bột súp lơ xanh.
  • Ngày 28: Bột súp lơ trộn cùng với cà rốt hấp chín đã nghiền nhuyễn.
  • Ngày 29: Cháo trắng nấu cùng đậu Hà Lan và bí đỏ hấp chín.
  • Ngày 30: Bột mịn nấu cùng cải bó xôi và su su đã băm nhuyễn.

Có nhiều món ngon mẹ nên áp dụng cho thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

Có nhiều món ngon mẹ nên áp dụng cho thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng

5. Hướng dẫn thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng thường được các bà, các mẹ chuẩn bị từ những rau củ quả có nhiều dưỡng chất, vitamin tốt với cơ thể của trẻ. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị, chế biến đồ ăn dặm dựa theo khẩu vị và sở thích ăn uống của bé. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm chuẩn bị đồ ăn dặm thì tham khảo thực đơn dưới đây như:

Thứ 2 – Cháo bí đỏ

Ngày đầu tiên thực hiện thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng, mẹ nên nấu cháo bí đỏ để trẻ ăn ngon nhờ vào vị ngọt ngọt. Màu sắc bắt mắt của cháo bí đỏ cũng khiến nhiều bé thích thú khi dùng bữa. Để nấu cháo bí đỏ, mẹ cần chuẩn bị 20g bí đỏ và bột gạo xay nhuyễn.

  • Rửa sạch bí đỏ, gọt sạch vỏ.
  • Cho bí đỏ vào nồi, hấp chín nhừ bỏ ra bát rồi nghiền nhuyễn bằng thìa.
  • Nấu cháo trắng bằng bột gạo xay nhuyễn và nước theo tỷ lệ gạo 1: 10 nước.
  • Cháo nấu chín, mẹ tiến hành rây qua lưới để cháo mịn màng.
  • Đổ bí đỏ vào cháo rây, mẹ bật bếp và khuấy đều tay để hỗn hợp sánh mịn.
  • Hỗn hợp đun sôi, mẹ tiến hành tắt bếp sau đó đổ ra đĩa đợi nguội.
  • Bón cho trẻ ăn.

Cháo bí đỏ - món ăn dặm ngon, bổ dưỡng với trẻ 6 tháng

Cháo bí đỏ – món ăn dặm ngon, bổ dưỡng với trẻ 6 tháng

Thứ 3 – Nấu súp khoai

Món ăn dặm này mẹ nên nấu nếu lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân. Súp khoai có nhiều tinh bột cao, dễ hấp thụ giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết. Những nguyên liệu cần có cho món này sẽ bao gồm nửa củ khoai tây hoặc khoai lang, 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ đều được. Sau đó:

  • Rửa sạch khoai, gọt vỏ và hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.
  • Đổ sữa và khoai vào một chiếc, bắc lên bếp nấu lửa nhỏ.
  • Hỗn hợp được khuấy đều tay, đun sôi.
  • Tắt bếp, đổ súp qua rây để đảm bảo độ mịn, phù hợp cho bé ăn dặm.

Thứ 4 – Cháo yến mạch

Món tiếp theo mẹ cần thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đó là cháo yến mạch. Món cháo này dồi dào dưỡng chất, rất dễ chế biến. Để nấu, mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như yến mạch cán nhỏ 50g, sữa công thức hoặc sữa mẹ tầm 60ml. Sau đó:

  • Nấu chín yến mạch, dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Cho sữa vào yến mạch, bật bếp lửa nhỏ rồi dùng đũa khuấy đều.
  • Hỗn hợp này sôi, bạn đổ qua rây để lọc mịn.
  • Đổ ra đĩa, đợi nguội sau đó mới bón cho bé ăn.

Cháo yến mạch là món ăn dặm truyền thống phù hợp với bé 6 tháng

Cháo yến mạch là món ăn dặm truyền thống phù hợp với bé 6 tháng

Thứ 5 – Súp đậu

Đây là món có thể thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống và thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng. Súp đậu sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết với cơ thể của bé như vitamin và khoáng chất cần thiết với sức khỏe, dễ hấp thu. Chính vì thế, các mẹ đừng quên chuẩn bị 30g đậu (đậu gà, đậu lăng,…) và 60ml sữa mẹ/sữa công thức:

  • Rửa sạch đậu, sau đó ngâm đậu cùng với nước lạnh trong vòng 10 phút.
  • Luộc đậu chín mềm, lấy thìa nghiền nhuyễn đậu.
  • Cho đậu vào nồi, đổ thêm 60ml sữa vào cùng.
  • Bắc nồi bếp, vặn lửa nhỏ rồi đun sôi và khuấy đều trong vài phút.
  • Đổ hỗn hợp ra đĩa sau đó đợi súp nguội, bón cho bé ăn.

Thứ 6 – Bơ nghiền sữa

Món ăn dặm này được các bé khá yêu thích bởi hương vị bùi béo, ngậy ngậy, kích thích vị giác của trẻ cực kỳ tốt. Trong bơ chứa nhiều chất béo tốt với sự phát triển của bé, do đó mẹ có thể an tâm chế biến theo cách sau:

  • Gọt vỏ 30g quả bơ chín, dùng dao thái lát mỏng cho vào bát rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Đổ 60ml sữa mẹ/sữa công thức vào bát.
  • Dùng đũa khuấy đều để sữa và bơ sánh mịn, sau đó bón cho trẻ.

Bơ nghiền sữa là món ăn dặm dễ chế biến, không tốn nhiều thời gian

Bơ nghiền sữa là món ăn dặm dễ chế biến, không tốn nhiều thời gian

Thứ 7 – Cháo hạt sen

Cháo ăn dặm nấu cùng với hạt sen có vị bùi bùi, thanh thanh rất hợp với khẩu vị của các bé 6 tháng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, mẹ nên lọc bỏ tâm sen bởi bộ phận này có vị đắng. Chế biến món ăn này cũng dễ thôi, bạn chỉ cần:

  • Rửa sạch 30g hạt sen, tiến hành tách bỏ tâm sen.
  • Cho hạt sen vào nồi để luộc chín mềm, dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Nước luộc hạt sen giữ lại để nấu cùng với gạo thành cháo ăn dặm, nhớ nấu theo tỷ lệ 1 gạo – 10 nước.
  • Khi cháo gần chín, đổ hạt sen đã nghiền nhuyễn vào nấu cùng.
  • Vặn lửa nhỏ, dùng đũa khuấy đều tới khi hỗn hợp sôi.
  • Tắt bếp, đổ cháo qua rây để lọc cháo mịn màng.

Chủ nhật – Cháo cải bó xôi

Món cuối cùng trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đó là cháo rau cải bó xôi. Mẹ cần chuẩn bị 3-4 lá cải bó xôi và một ít gạo để nấu thành công món này, cụ thể công thức nấu cũng khá đơn giản:

  • Rửa sạch cải bó xôi, dùng dao băm rau thật nhuyễn.
  • Vo gạo, nấu thành cháo đúng tỷ lệ 1 gạo, 10 nước.
  • Cháo gần chín, mẹ thêm rau băm nhuyễn vào nồi cùng với dầu cá hồi.
  • Dùng đũa khuấy đều, vặn lửa nhỏ đợi hỗn hợp sôi thì đổ ra đĩa, để nguội.
  • Đổ cháo qua rây, lọc mịn đợi cháo nguội rồi bón cho trẻ.

Cháo cải bó xôi rất tốt với chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi

Cháo cải bó xôi rất tốt với chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi

Trên đây chúng tôi đã bật mí, hướng dẫn cho bạn thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng chi tiết từ A đến Z. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết bạn sẽ thực hiện chính xác để chăm sóc bé con khỏe mạnh, cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé tốt hơn nhé.

Xem thêm:   Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong 30 ngày dễ tăng cân
author-avatar

Giới thiệu về Hạnh Đỗ

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *