Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng là yếu tố quan trọng cha mẹ cần thực hiện đúng cách để hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ngoài chế độ ăn dặm truyền thống, hiện nay các mẹ thường “mách nhau” về chế độ ăn BLW – bé tự chỉ huy giúp trẻ ăn ngon, dễ tăng cân. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp thông tin, hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tham khảo, áp dụng chế độ ăn dặm phù hợp với con em mình.
1. Vai trò quan trọng của thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Thời điểm 7 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn nguồn dưỡng chất chủ yếu, quan trọng nhất của bé. Song song đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm để trẻ dần làm quen với thực phẩm khác. Đồng thời ăn dặm còn giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ thể trạng phát triển cứng cáp hơn.
2. Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần lưu ý gì?
Để lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, cha mẹ cần lưu ý một số quy tắc để trẻ ăn ngon, tăng nhiều cân hơn. Những quy tắc này cũng không mấy phức tạp, bạn chỉ cần:
- Đảm bảo mỗi ngày trẻ uống đủ 600-800ml sữa mẹ hoặc sữa công thức/ngày.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nên đa dạng, rau củ quả có số lượng nhiều hơn trứng, thịt, cá,…
- Không nêm nếm đồ ăn quá mặn, quá ngọt.
- Đồ ăn nên có vị nguyên bản để bảo vệ hệ tiêu hóa, phát triển vị giác của bé.
- Luôn luôn nấu 10g gạo với 70ml nước khi thực hiện chế độ ăn dặm cho trẻ.
- Lượng thức ăn dặm phải phù hợp với thể trạng của bé, không ép trẻ ăn quá nhiều.
3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng là gì?
Hiện nay các mẹ đang quan tâm và đánh giá cao thực đơn ăn dặm BLW. Đây là chế độ dinh dưỡng được đặt tên là “phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy”. Khác với thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng dạng truyền thống, chế độ ăn này các bé sẽ có “đặc quyền” tự quyết định lượng thực phẩm mình muốn cung cấp vào cơ thể.
Ưu điểm của thực đơn ăn dặm BLW đối với bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng chế độ BLW sẽ rèn luyện tính tự lập và khả năng tập trung của trẻ trong quá trình ăn uống. Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm hiện đại này còn nhiều ưu điểm như sau:
- Trẻ sẽ làm quen được nhiều loại thực phẩm bằng cách nhìn, phân biệt màu sắc, cảm nhận được hương vị tốt hơn.
- Tập cho bé tính tự lập, tập trung cao trong quá trình ăn uống thông qua việc cầm nắm, phối hợp nhịp nhàng giữa mắt, tay, não và miệng.
- Hạn chế tình trạng biếng ăn, giúp trẻ chủ động ăn uống, cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
4. Chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng theo chế độ BLW
Những ưu điểm của thực đơn BLW ăn dặm đã “kích thích” nhiều mẹ áp dụng chế độ ăn này cho con em mình, đặc biệt là các 7 tháng tuổi. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng thì bỏ túi các hướng dẫn dưới đây để đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất thiết yếu nhé. Cụ thể:
Thực đơn BLW ngày 1
Ngày đầu tiên, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần có món chính là thịt gà xé miếng, món phụ là măng tây, cà rốt luộc và tráng miệng bằng trà hoa quả cùng thanh long cắt nhỏ.
Thực đơn BLW ngày 2
Ngày thứ 2 trẻ sẽ thưởng thức món nui cùng với đậu Cove và ớt chuông luộc chín tới. Mẹ nên cho bé giải khát, tráng miệng bằng sinh tố bơ cùng trà Saffron.
Thực đơn BLW ngày 3
Chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng, đến ngày thứ 3 mẹ hãy cho con thưởng thức cơm nắm phô mai cùng cá hồi áp chảo, bí đỏ và kết thúc bữa ăn bằng cốc trà Saffron, bơ cắt miếng.
Thực đơn BLW ngày 4
Thực đơn ăn dặm BLW ngày thứ 4 của bé sẽ có thịt lợn hấp, ớt chuông và mướp hương luộc. Món tráng miệng có dưa hấu cắt miếng và cốc trà hoa quả.
Thực đơn BLW ngày 5
Tới ngày thứ 5, thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng sẽ có súp lơ luộc, nui, tôm hấp. Trẻ sẽ tráng miệng nhẹ nhàng cùng với quả roi hoặc dâu tây, mẹ có thể thay thế quả khác nếu không có 2 loại quả này.
Thực đơn BLW ngày 6 – ngày 10
Từ ngày 6 đến ngày 10, mẹ nên chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng theo chế độ BLW bằng các món ăn đa dạng. Cụ thể như sau:
- Ngày 6: Ăn cơm nắm, tôm hấp, cà tím, mướp luộc và nước pha hạt chia.
- Ngày 7: Cơm nắm, gà luộc, cà tím áp chảo, mồng tơi hấp và trà hoa quả.
- Ngày 8: Cơm nắm, thịt luộc, cà rốt hấp, dưa hấu và nước pha hạt chia.
- Ngày 9: Chả thịt nấu rau củ, bánh mì sandwich, su su luộc và quả cam.
- Ngày 10: Cơm ruốc cá hồi, bí đỏ và cải thìa luộc, quả roi.
Thực đơn BLW ngày 11 – ngày 20
Tiếp theo là thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng theo chế độ BLW từ ngày 11 – ngày 20. Mẹ nên nấu cho con những món ngon đặc biệt như:
- Ngày 11: Cơm nắm, cà rốt hấp, gà luộc và quả táo.
- Ngày 12: Nui xào tôm, bắp cải, cà chua hấp và 3-4 quả dâu.
- Ngày 13: Cơm nắm, su su cùng cà rốt luộc, tôm sốt cà chua và 3-4 quả nho.
- Ngày 14: Nui rắc phô mai, bí đỏ hấp cùng rau cải luộc, bắp cải cuộn thịt và quả quýt.
- Ngày 15: Cơm cuộn rong biển, chả cá quả, luộc bầu và cải, tráng miệng bằng quả lê.
- Ngày 16: Xôi gấc, gà rang, cà tím và cải hấp, tráng miệng bằng trà dâu.
- Ngày 17: Cơm nắm, cà chua bi, bí đỏ hấp và dưa hấu 1-2 miếng.
- Ngày 18: Cơm rắc pho mai, giò, cá hồi áp chảo và 2 quả quýt.
- Ngày 19: Mì trứng rưới dầu olive, thịt bò băm nhuyễn trần chín, rau cải luộc và trà hoa quả.
- Ngày 20: Cơm trắng rưới dầu cá hồi, thịt bò luộc, canh rau ngót và táo.
Thực đơn BLW ngày 21 – ngày 30
Bạn đang tiến gần tới “chặng cuối” trong hành trình chuẩn bị thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng theo chế độ BLW rồi đấy. Những ngày cuối này, mẹ nên làm mới khẩu vị của trẻ bằng các món như:
- Ngày 20: Cơm nắm, rau cải bó xôi luộc, cà tím hấp, mực băm nhuyễn sau đó tráng miệng bằng trà hoa quả.
- Ngày 21: Nui, cà rốt hấp, gà luộc và uống nước dừa (cốc nhỏ).
- Ngày 22: Cơm cuộn rong biển, su su cùng cải thìa luộc và 3-4 quả nho.
- Ngày 23: Cơm trắng rưới dầu olive, gà rang, cà chua bi cùng kem trái cây.
- Ngày 24: Xôi trắng, ruốc, luộc bầu và cải, tráng miệng bằng thạch dừa.
- Ngày 25: Nui xào bò, bắp cải cuộn thịt, cà rốt luộc và trà xanh.
- Ngày 26: Chả tôm, Bánh yến mạch táo, ớt chuông và su su hấp, tráng miệng quả Kiwi.
- Ngày 27: Bánh mì tươi, mướp hấp, thịt gà luộc và quả roi.
- Ngày 28: Cơm nắm, sườn heo hầm, ngô luộc, đậu cove hấp và cherry.
- Ngày 29: Cơm trộn ruốc, cá lăng hấp gừng, chuối nghiền nhuyễn cùng với bơ sáp.
- Ngày 30: Đậu phụ chiên oliu, bồ câu hầm táo đỏ và bánh yến mạch chuối.
5. Một số sai lầm không nên mắc khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Để tránh làm mất đi dưỡng chất của thực phẩm, hạn chế tình trạng bé biếng ăn,… các mẹ nên nhớ rõ một số vấn đề khi nấu nướng. Thực tế có không ít phụ huynh mắc phải những “sai lầm” dưới đây khiến thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng trở nên “công cốc”:
Cho cà rốt và khoai tây nghiền vào cháo
Cà rốt và khoai tây là 2 loại củ chỉ chứa bột đường, còn hàm lượng vitamin lại đặc biệt thấp. Chính vì thế, khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ không nên cho 2 loại củ này vào cháo. Tốt nhất nên thay thế bằng các loại rau xanh để trẻ có nhiều dưỡng chất hơn.
Ăn kèm ngũ cốc cùng cháo
Đây là “sai lầm” thứ 2 mà phụ huynh thường mắc phải khi cho bé ăn dặm. Nhiều người nghĩ ngũ cốc giàu dinh dưỡng, tại sao lại không nên cho trẻ ăn? Lý do là vì hệ tiêu hóa của bé còn rất “non nớt” do đó ngũ cốc có thể khiến trẻ táo bón, khó tiêu.
Thức ăn quá lỏng
Các mẹ hay có thói quen sử dụng máy sinh tố để làm nhuyễn, làm mềm thực phẩm. Tuy nhiên thao tác này chỉ phù với các bé 5-6 tháng tuổi, trải qua 2 tháng ăn dặm mẹ có thể cho trẻ ăn sệt dần rồi ăn bột đặc, cháo nguyên hạt,… được rồi.
Không sử dụng dầu ăn
Đây cũng là sai phạm khá phổ biến của phụ huynh khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng. Dầu thực vật và dầu cá đều là nguồn dưỡng chất tốt, có năng lượng cao để trẻ hình thành các mô mỡ trong cơ thể. Do đó khi nấu nướng cha mẹ nên cho 1-2 thìa dầu ăn chuyên dụng cho trẻ nhỏ nhé.
Nấu một lượt để bé ăn dặm cả ngày
Nhiều phụ huynh vì bận rộn mà đã thực hiện việc thực đơn ăn dặm của trẻ như thế này để tiết kiệm công sức và thời gian. Tuy nhiên thực phẩm rất dễ biến chất, ôi thiu… nếu bạn không bảo quản đúng cách. Do đó bạn nấu bữa nào để bé ăn bữa nấy nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, tránh việc “ăn mãi không béo”.
Nấu cháo bằng nước hầm xương
Nhiều cha mẹ hay nghĩ nước hầm xương có nhiều dinh dưỡng tuy nhiên điều này lại sai hoàn toàn. Nước dùng này chỉ có mùi thơm và vị ngọt, hơn nữa chất béo có trong nước xương còn khiến bé 7 tháng tuổi khó tiêu hóa. Chính vì thế bạn nên loại bỏ thói quen nấu nướng này khi thực hiện chế độ ăn dặm cho con nhé.
Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vừa ngon, vừa tăng cân thực ra không quá khó. Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, có thể áp dụng vào quá trình chăm sóc con em mình toàn diện hơn. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!