Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, việc xác định đúng thời điểm thích hợp để bắt đầu là điều cực kỳ quan trọng. Không chỉ vậy, bố mẹ cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ an toàn và đúng cách. Vậy trẻ mấy tháng ăn dặm? Lợi ích của ăn dặm đúng thời điểm là gì? Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay? Hãy cùng Bear tìm ra lời giải đáp ngay dưới bài viết sau đây.
1. Ăn dặm là gì?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm khác nhau thay vì sử ăn mỗi sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó có thể kể đến như: rau củ, thịt, cá, tôm, trái cây,… Mục đích của ăn dặm nhằm giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của bé được toàn diện trước khi chuyển sang giai đoạn cai sữa.
Thông thường, việc ăn dặm bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi và kéo dài đến khi bé tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy theo thể chất của mỗi bé và cần phải được điều chỉnh phù hợp theo thể trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, bố mẹ không nên vội vàng bắt đầu hay kết thúc giai đoạn ăn dặm vì điều này có thể khiến trẻ mất đi sự hứng vú với thức ăn và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ trong 12 tháng đầu đời của bé. Vậy nên, để đảm bảo sức hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ không bị giảm sút, mẹ cần chú ý kết hợp cả việc cho bé ăn dặm và cho bé bú sữa mẹ đầy đủ. Điều này có nghĩa là lượng sữa mẹ sẽ dần dần giảm đi theo thời gian trong khi lượng thức ăn sẽ tăng lên theo độ tuổi của bé.
2. Mấy tháng cho bé ăn dặm?
Bé mấy tháng ăn dặm là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm trong quá trình nuôi con. Việc cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá cho bé. Ngược lại, việc bắt đầu ăn dặm quá muộn có thể dẫn đến trẻ bị chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng cần thiết. Chính vì thế, thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm rất quan trọng bởi nếu chọn sai thời điểm có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ tiêu hoá của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên bắt đầu thực hiện việc cho bé ăn dặm khi bé đã đủ từ 6 tháng tuổi. Đây cũng là lúc hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển toàn diện và có thể tiêu thụ những thực phẩm một cách an toàn.
3. Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển sau này của trẻ. Vậy nên việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và đúng cách là rất cần thiết. Những lợi ích tiêu biểu đó là:
3.1. Giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng thực phẩm
Những trẻ ở độ tuổi dưới 6 tháng, hệ tiêu hóa chỉ như ở trạng thái “đường ruột mở”. Điều này cũng có nghĩa là những tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập và trực tiếp đi vào cơ thể gây hại đến sức khỏe. Theo đó, các tình trạng như dị ứng có thể xảy ra ở trẻ khiến trẻ dễ bị ốm, hệ miễn dịch kém. Vì vậy, để tránh những tình trạng trên, mẹ cần chú ý đến việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm.
3.2. Bổ sung đầy đủ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu
Sắt là một loại khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành nên hồng cầu hỗ trợ quá trình phát triển và hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được bổ sung sắt. Nếu cơ thể bị thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và hệ miễn dịch của bé.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ chứa đựng đầy đủ sắt cần thiết để đáp ứng nhu cầu nuôi cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, sau khi trẻ bước qua tháng thứ 6, dự trữ sắt trong cơ thể bắt đầu cạn kiệt và nhu cầu bổ sung sắt từ các nguồn thức ăn khác trở nên quan trọng hơn. Vì thế, cho bé ăn dặm tại thời điểm này sẽ cung cấp lượng sắt còn bị thiếu hụt và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
4. Các nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Bên cạnh vấn đề trẻ mấy tháng thì ăn dặm, việc lựa chọn nhóm thực phẩm ăn dặm phù hợp cho trẻ cũng rất quan trọng. Trong quá trình ăn dặm của trẻ, mẹ cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau đây:
4.1. Nhóm chất bột đường
Nhóm thực phẩm bột đường giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Trong khi làm món ăn, mẹ có thể nghiền khoai tây, cháo hoặc nấu bột yến mạch để bé có thể làm quen dần và thêm sự đa dạng trong các bữa ăn hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn không nên trộn lẫn gạo nếp với các loại hạt như: hạt ý dĩ, hạt đậu xanh hoặc hạt sen. Bởi món ăn sẽ khiến bé cảm thấy chán ăn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, để tránh khiến trẻ biếng ăn do ăn cháo hoặc tinh bột quá lâu, mẹ cũng nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho trẻ. Mẹ có thể chế biến các món như: súp khoai tây thịt bò xay, bánh đa, phở, miến… để bé có sự hào hứng và tò mò với bữa ăn dặm. Điều này sẽ giúp bé phát triển vị giác và thích nghi với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
4.2. Nhóm chất đạm
Trong sự phát triển của trẻ, chất đạm giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phục hồi tế bào. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên nạp quá nhiều thành phần đạm vào cơ thể của trẻ, đặc biệt khi hệ tiêu hóa còn khá non nớt.
Bên cạnh đó, nên kết hợp các chất đạm từ thực vật và động vật với nhau để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng. Các nguồn thực phẩm giàu chất đạm như: thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, thịt cừu, rau xanh…
4.3. Nhóm rau củ và trái cây
Việc bổ sung rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các thành phần vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng trẻ bị mắc các vấn đề về bệnh đường ruột. Mẹc có thể cho bé tập ăn các loại hoa quả tươi như: cam, đu đủ, chuối, dâu tây, nam việt quất,…
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cách chế biến rau củ và trái cây đúng cách. Trong đó, bao gồm rửa rau dưới vòi nước và không để rau củ quá lâu trước khi sử dụng, để tránh mất chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho bé.
4.4. Nhóm chất béo
Chất béo không chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng, mà còn là thành phần quan trọng của mô não và màng tế bào. Những chất béo cũng giúp hòa tan và hấp thụ các vitamin A, D, E, K vào cơ thể của trẻ hiệu quả.
Đối với trẻ em, cần bổ sung cả dầu thực vật và mỡ động vật (như mỡ gà, mỡ lợn…) với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 là tốt nhất. Đặc biệt, mẹ nên thực hiện xen kẽ giữa các bữa ăn chứa dầu và mỡ của trẻ. Việc lựa chọn đa dạng các loại dầu thực vật (như ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt điều, dầu mè…) là sự lựa chọn tốt hơn cả.
5. Một số lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ
Bên cạnh vấn đề về các nhóm thực phẩm ăn dặm cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi chế biến món ăn:
5.1. Nên thêm chút dầu ăn khi chế biến
Như đã nêu ở trên, trong bữa ăn của trẻ thì mẹ nên bổ sung mỡ động vật và dầu thực hiện vào các món ăn. Đặc biệt nên có sự kết hợp hài hòa giữa chúng để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ.
5.2. Không nên nêm gia vị vào các món ăn
Có nhiều mẹ cho rằng thêm một ít nước mắm, muối hay các loại gia vị khác vào thức ăn dặm của bé sẽ làm cho món ăn thêm đậm đà và kích thích khẩu vị của bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì việc cho bé ăn muối trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thận.
5.3. Nguyên liệu cần sạch và an toàn
Việc chuẩn bị thức ăn cho bé ăn dặm đòi hỏi nguyên liệu phải được đảm bảo sạch và an toàn, đặc biệt không sử dụng các chất hóa học độc hại. Thêm vào đó, trước khi thực hiện sơ chế và chế biến món ăn cần phải vệ sinh tay thật sạch sẽ.
6. Tham khảo các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi được áp dụng phổ biến nhất đó là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu BLW và ăn dặm kiểu Nhật. Cụ thể:
6.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống
Đây là một phương pháp ăn dặm đã có từ rất lâu trước đây và được nhiều phụ huynh áp dụng khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm. Ở thời kỳ này, mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cách nấu cháo bột xay kết hợp với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, gà, rau củ, tôm… Sau một thời gian khi trẻ mọc răng và có thể tự nhai, mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn ăn cháo và kèm theo các loại món ăn mềm dễ ăn.
Hiện nay có nhiều người cho rằng phương pháp ăn dặm truyền thống không phù hợp với xu hướng hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được nhiều mẹ trẻ áp dụng thành công. Có rất nhiều ưu điểm khi cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp này, nổi bật có thể kể đến như:
- Phương pháp ăn dặm truyền thống phù hợp với những bố mẹ có công việc bận bịu và thường không có quá nhiều thời gian dành cho con.
- Các món ăn trong phương pháp này đều được chế biến nhuyễn giúp trẻ dễ hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, cách thức này cũng còn một số hạn chế nhỏ đó là việc chỉ cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn sẽ không hỗ trợ tối đa trong quá trình phát triển khả năng ăn thực phẩm có độ cứng khác. Chưa kể, nhiều trẻ khi đã hơn 2 tuổi nhưng vẫn chưa tự nhai được thức ăn mà chỉ nuốt. Từ đó có thể sẽ khiến cho trẻ luôn có cảm giác chán ăn, không muốn ăn và kén chọn món.
6.2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản
Hầu hết, người Việt thường ưa chuộng lựa chọn những phương pháp nuôi dạy trẻ tại nước ngoài. Trong đó là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được thực hiện cho trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi. Phương pháp này, trẻ sẽ được ăn cháo với tỷ lệ pha loãng duy trì ở mức 1:10, độ thô của cháo sẽ được tăng dần khi trẻ lớn theo độ tuổi.
Phương pháp ăn dặm theo kiểu người Nhật giúp trẻ phát triển khả năng ăn được nhiều nhiều loại thức ăn khác nhau. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ ba nhóm thực phẩm chính là tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Theo đó, mỗi loại thực phẩm sẽ được chế biến riêng lẻ và xếp vào các vị trí trong đồ khay ăn của trẻ. Ưu điểm nổi bật khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thể kể đến như:
- Trẻ tập thói quen ăn thức ăn thô sớm hơn đồng thời giúp trẻ đa dạng các món ăn mỗi ngày. Từ đó thúc đẩy sự phát triển trong nhận biết hương vị món ăn và hình thành nên khẩu vị yêu thích của trẻ.
- Ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ tập cách ăn nhạt rất tốt cho sức khỏe của thận.
- Với phương pháp này sẽ giúp trẻ luôn trong trạng thái thoải mái, ăn uống ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì ăn dặm kiểu Nhật cũng có một số nhược điểm như sau:
- Để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi bố mẹ phải dành rất nhiều thời gian và công sức để dạy trẻ cách ngồi, cầm thìa và cách ăn.
- Việc chuẩn bị các món ăn cũng tốn nhiều thời gian và công sức, luôn phải đa dạng các món.
6.3. Phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy (có tên tiếng Anh là Baby Led Weaning và được viết tắt: BLW) là phương pháp ăn dặm mà trẻ được tự quyền lựa chọn bất cứ món ăn nào theo sở thích cá nhân. Theo đó, trẻ có thể ăn thức ăn bằng cách bốc tay hoặc sử dụng các dụng cụ như: dĩa, thìa, đũa… mà không cần bố mẹ trợ giúp.
Có thể nói, ăn dặm kiểu BLW là một cách mà bố mẹ tôn trọng sự quyết định của con trong quá trình ăn uống. Các bé sẽ tự mình khám phá, tìm hiểu và thưởng thức món ăn mà con yêu thích. Khi áp dụng phương pháp này, bé sẽ tham gia ăn cùng với các thành viên trong gia đình.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) xuất phát từ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trong vài năm gần đây, phương pháp này đã được các bậc cha mẹ ở Việt Nam áp dụng do những lợi ích vượt trội so với cách ăn dặm thông thường khác. Thực hiện phương pháp này đem lại nhiều lợi ích như:
- Phát triển kỹ năng sống tự lập, biết cách chăm sóc bản thân của trẻ.
- Phát triển kỹ năng nhai và vị giác của trẻ về các món ăn.
- Giảm nguy cơ bị bệnh béo phì và tăng thú vị cho trẻ khi ăn.
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO), thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm đó là từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi đó, mẹ có thể cho bé tập làm quen với những món ăn thô. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần nhớ rằng sữa mẹ là nguồn chính của dinh dưỡng cho bé.
Bài viết trên đây cảu Bear Store đã giải đáp thông tin: Trẻ mấy tháng ăn dặm và gợi ý các phương pháp ăn dặm mà bố mẹ có thể tham khảo. Giai đoạn ăn dặm là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên bố mẹ hãy chú ý hơn khi thực hiện cho con ăn dặm nhé.